Skip to Content

Hàng loạt doanh nghiệp Việt bị “cuốm” mất tên miền thương hiệu

Hàng loạt doanh nghiệp Việt bị “cuốm” mất tên miền thương hiệu

Be First!
Có nhiều nhận định của giới chuyên môn cho rằng hầu hết các doanh nghiệp có tên miền thương hiệu bị mất nguyên nhân là do lĩnh vực họ đang hoạt động không liên quan nhiều đến chuyên môn “thế giới phẳng” nên khi chập chững bước vào vùng đất mới này họ chưa ý thức được giá trị của chúng. Tuy nhiên không hẳn như vậy vì cũng có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động ngay chính trên lĩnh vực công nghệ thông tin và am hiểu rõ về việc xây dựng tên miền thương hiệu nhưng vẫn bị “nẫng tay trên”.
Trung tâm an ninh mạng BKIS có lẽ là cái tên đã quen thuộc với người dùng máy tính Việt Nam. Tuy vậy ít ai biết rằng www.bkav.com chỉ mới được công ty mua lại từ một cá nhân ở nước ngoài với giá 2,3 tỷ đồng.

Tiền tỷ là cái giá mà BKAV phải trả để lấy lại Bkav.com

Và mới đây nhất là vụ việc công ty GMO Runsystem – Một công ty có trụ sở ở Nhật và tiến vào thị trường Việt Nam ở lĩnh vực kinh doanh tên miền và hosting. Ngoài tên miền cho trang chính của công ty thì công ty cũng đã nhanh tay đăng ký một loạt tên miền gắng với thương hiệu của mình như: gmorunsystem.vn, gmorunsystem.net.vn. Và rất bất ngờ khi một loạt tên miền quốc tế gắng với thương hiệu này bị bỏ qua và nó nhanh chóng bị thôn tính bởi một vài cá nhân khác.
Không chỉ riêng gì một vài công ty ở trên mà còn có một loạt các công ty “ông trùm” trong làng công nghệ Việt cũng bị mất tên miền thương hiệu như FPT, Viettel,…
Ai mua những tên miền thương hiệu và họ mua để làm gì?
Đây có lẽ là câu hỏi nhiều người thắc mắc đặc biệt là những doanh nghiệp bị mất tên miền thương hiệu.
Ngoài một số tên được các cá thể đăng ký từ trước thì những tên miền được đăng ký sau khi hình thành thương hiệu đều có mục đích nhắm đến cụ thể và trong đó lợi nhuận từ việc bán lại cho chính chủ sở hữu thương hiệu. Chính vì lẽ đó mà khi truy câp vào các trang web tên miền thương hiệu bị người khác nắm giữ thì hầu hết đều có thông báo ngỏ ý muốn bán lại cho những ai có nhu cầu và kèm theo địa chỉ để liên lạc.
1513884_cau-chuyen-ten-mien-thuong-hieu-4
Với cái giá được đưa ra có thể lên đến vài nghìn thậm chí đội lên cả trăm nghìn đô thì cái giá bỏ ra chỉ khoản 10 USD cho tên quốc tế hoặc 50 USD cho tên miền quốc gia Việt Nam (.vn) thì rõ ràng lợi nhuận cho những ai đang sở hữu tên miền là rất lớn.
Thông thường khi quyết định thâu tóm một tên miền thương hiệu nào đó thì họ phải xem xét đến nhiều vấn đề liên quan như giá trị của những công ty hay doanh nghiệp này, tầm ảnh hưởng của những thương hiệu này ở cả trong và ngoài nước trước khi có quyết định cuối cùng. Nếu kiểm tra có loạt kẻ vài tên miền nào chưa đăng ký thì họ sẽ một tay thâu tóm hết và khi bán họ chỉ bán lại một trong số đó và phần còn lại sẽ trao tặng hết.
Những người này thật sự là những người am hiểu các tin tức về công nghệ lẫn vấn đề thuộc lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp. Họ nắm bắt rất nhanh trước những tin tức và đặc biệt là những thương vụ của các công ty để có “nẫng tay trên” những tên miền thương hiệu có thể sẽ có giá trong thời gian tới.
Nguyễn Trọng Khoa có lẽ là cái tên rất quen thuộc với những ai quan tâm đến vấn đề tên miền thương hiệu. Anh được xem là ông trùm của Việt Nam với hơn 200 tên miền là thương hiệu của nhiều hãng nổi tiếng cả ở Việt Nam lẫn thế giới. Trao đổi với XHTTOnline anh Khoa cho biết rằng vấn đề lợi nhuận thu được từ việc buôn bán tên miền có thể đem lại nhiều lợi nhuận cho anh tuy nhiên mục đích chính của anh chỉ để mong muốn thông qua đó giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn sâu hơn về ý nghĩa của việc xây dựng thương hiệu trên mạng internet.
Với một thương hiệu thì có thể có hàng chục thậm chí hàng trăm tên miền được biến thể để có thể đăng ký chính vì lẽ đó thì dù cố gắng cỡ nào thì chưa chắc gì doanh nghiệp của bạn sẽ thâu tóm hết được. Chính vì lẽ đó một giải pháp tốt và hiệu quả là xây dựng duy nhất cho mình một tên miền thương hiệu thật sự mạnh để khi nhắc đến vấn đề này thì người dùng sẽ nhớ ngay đến nó.
Previous
Next

Leave a Reply

Your email address will not be published.